Hungry Panda - Thiên Đường Ẩm Thực Cho Mọi Người

  • Đặc Sản
  • Địa Điểm
  • Món Chay
  • Món Ngon
  • Review
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Tổng Hợp

Bánh Chăm – Đặc Sản An Giang

Tháng Một 31, 2023 by Hungry Panda Leave a Comment

Đến huyện An Phú tỉnh An Giang nơi có đông đúc người Chăm sinh sống các bạn nhớ ghé qua nếm thử món bánh đặc sản có hương vị thơm ngon độc đáo nơi đây nhé – bánh Chăm.

Bánh Chăm An Giang có màu vàng ươm nhìn rất bắt mắt được làm từ bột mì trọn với trứng vịt và đường thốt nốt đánh đều. Để có được chiếc bánh giòn ngon người ta chiên bánh trên chảo nhôm dày lửa cháy đỏ rực. Khi chảo nóng ta tráng chảo bằng một lớp dầu mỏng rồi cho bột vừa đánh trên vào rắc thêm mè đã rang thơm lên. Sau đó đậy nắp và chờ bánh chín.

Để làm bánh “ha nàm căn”, người ta dùng bột mì trộn với trứng vịt, đánh đều tay cùng đường thốt nốt. Sau đó, đặt chảo nhôm dày lên bếp lửa cháy đỏ rực; đợi chảo nóng thì phết một lớp dầu, rồi đổ hỗn hợp bột trên vào, rắc thêm lớp mè rang thơm và đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ.

Các bạn đã bao giờ ăn bánh Chăm chưa? Cùng Trùm đi ăn nhé……..

Danh Mục Bài Viết

  • Bánh Chăm An Giang – Bánh Ngọt Khó Quên
  • Cách Làm Bánh Chăm
  • Thưởng thức bánh Chăm

Bánh Chăm An Giang – Bánh Ngọt Khó Quên

Bánh Chăm An Giang
Bánh Chăm An Giang

Ai đã từng một lần đến An Giang, ghé thăm Châu Đốc, chắc hẳn lòng không khỏi chao nghiêng trước cái bát ngát của dòng Châu Đốc- con sông chảy về ba ngã độc đáo và đi vào thi ca như hình tượng của vùng địa linh: “Tiền Tam giang, hậu Thất Sơn”. Bên kia bờ sông Hậu, cao cao trên những ngôi nhà sàn ngói đỏ với lối kiến trúc vút lên trời xanh đặc thù của đồng bào Chăm là Thánh đường uy nghi với mái vòm bầu tròn, trên cao là hình ảnh cong cong của vầng trăng khuyết… đủ để khiến cho những bước chân khát khao khám phá cái đẹp… lưu luyến mãi không tan. Ở đó, du khách không chỉ được khám phá, được trải nghiệm, mà còn có dịp để cái cảm xúc tan chảy theo những sự kiện, những câu chuyện, những món quà “chẳng nơi nào có được”. Trong đó có “thế giới bánh ngọt”.

Huyện An Phú có đông đúc đồng bào Chăm cư ngụ. Đến đây, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy thiếu phụ Chăm, choàng khăn “tah co” kín mái tóc và chiếc áo dài trùm kín chân ngồi bán những chiếc bánh màu vàng mỡ gà có hình dáng lạ lùng. Đó là bánh “ha nàm căn”. Để có bánh này, người ta dùng bột mì trộn với hột vịt đánh thật đều tay cùng đường thốt nốt. Bột bánh sẵn sàng, trên bếp lửa cháy đỏ rực là những cái chảo nhôm dày, đường kính khoảng 20 cm. Chảo nóng, phết lớp dầu trước khi chế hỗn hợp bột trên vào, rắc lớp mè rang thơm rồi đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ. Khoảng 5 phút sau, bánh chín, xúc chiếc bánh có hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm. Chỉ với 2.000 đồng/chiếc, cắn, nhai, nghe vỏ bánh giòn nhưng ruột bánh hơi xốp, dai, mềm của bột, béo của dầu thực vật, ngọt thanh của đường thốt nốt, bùi thơm của những hạt mè rang vàng.

Xem Thêm  Cơm Tấm Long Xuyên - An Giang

Người Chăm ở An Giang theo Hồi giáo Islam và xem kinh Cô- ran như “giáo luật” nên quy định của Thánh kinh này chi phối mạnh đến nhiều sinh hoạt hàng ngày, trong đó có cách ăn uống. Do phải tuân thủ quy định: chỉ được rửa thức ăn trước khi chế biến trên dòng” nước chảy” và do những ảnh hưởng từ biến thiên của lịch sử nên người Chăm An Giang sống chủ yếu dọc theo bờ sông Hậu.

Vì vậy, tuy phải kiêng cử nhiều loại thực phẩm, như thịt heo (lợn)… nhưng những mùa phù sa nồng nàn vùng đầu nguồn đã bù đắp lại cho người Chăm nơi đây nhiều cực phẩm ẩm thực. Những thiếu nữ Chăm với đôi mắt to đen, long lanh, hoang vắng… từ bao đời nay không chỉ nổi tiếng khéo tay dệt ra những tấm lụa lừng danh… mà còn biết bao món ngon, vật lạ vừa đẹp mắt, vừa đậm đà hương vị khó quên, được sản sinh ra từ đôi bàn tay ngà ngọc ấy! Báng ngọt ở làng Chăm có đủ màu sắc, hình dạng, hương vị… nói chung là như “một thế giới”.

Cách Làm Bánh Chăm

Cách Làm Bánh Chăm
Cách Làm Bánh Chăm

Để làm bánh “ha nàm căn”, người ta dùng bột mì trộn với trứng vịt, đánh đều tay cùng đường thốt nốt. Sau đó, đặt chảo nhôm dày lên bếp lửa cháy đỏ rực; đợi chảo nóng thì phết một lớp dầu, rồi đổ hỗn hợp bột trên vào, rắc thêm lớp mè rang thơm và đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ.

Xem Thêm  Quả Trúc Thất Sơn - Đặc Sản An Giang

5 phút sau khi bánh chín, người ta xúc chiếc bánh có hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm.

Còn bánh “cô ăm” thì được làm bằng bột gạo xay nhuyễn trộn với đường thốt nốt, cũng đem nướng như bánh “ha nàm căn”. Khi bánh chín, có màu trắng, ăn không béo.

Thưởng thức bánh Chăm dân dã như một cách gợi nhớ thời ấu thơ của mình với những chiếc bánh quê của người Kinh ở miền Tây Nam Bộ.

Gạo lúa sóc – lúa được đồng bào Khmer trồng theo phương thức ruộng trên, tức ruộng dọc chân núi – đem ngâm một đêm rồi xay thành bột. Sau đó cho “cái” của cơm rượu vào ngâm thêm 01 đêm rồi tiếp tục xay nhuyễn đem trộn với đường thốt-nốt rồi “ủ” thêm 6 tiếng đồng hồ cho bột “dậy” lên là có thể làm bánh. Người Chăm An Giang kiêng mỡ heo, vì vậy họ sáng tạo ra chất chống dính rất độc đáo: Dùng dầu ăn, nhưng có pha lòng đỏ trứng gà để vừa chống dính chảo, vừa tạo độ béo đặc trung. Mỗi chảo nướng bánh bò theo kiểu Chăm gồm hai lò than. Một đốt chảo, một đốt nắp đậy. Đợi chảo nóng, lần lượt cho dầu, bột vào rồi dùng vá ấn mạnh và đều lên cục bột tạo thành lớp màng mỏng bao quanh. Sau đó lấy nắp đã đốt nóng đậy lên là tích tắc sau chúng ta có được chiếc bánh cô-âm xoe tròn như chiếc hoa hướng dương có nhiều tầng. Này nhé, bên trong lớp bột ánh lên màu vàng rượm của đường thốt nốt nằm giữa lớp “riền” mỏng hấp dẫn như thỏi sô-cô-la. Tuy nhiên, hấp dẫn nhất vẫn là khâu thưởng thức.

Thưởng thức bánh Chăm

Thưởng Thức Bánh Chăm
Thưởng Thức Bánh Chăm

Nhón tay chọn lấy một chiếc cho vào miệng, nhai thật chậm. Mùi thơm của lúa sóc hòa quyện với vị ngọt béo thoang thoảng hương vị Thất Sơn của đường thốt nốt. Và một cảm giác lạ ập đến trong vị giác… À! Đó là vị chua thanh, nhẹ nhàng, phảng phất của cơm rượu lên men rất đặc trưng của “gu” ẩm thực của người Chăm.

Xem Thêm  Bò Leo Núi Tân Châu - An Giang

Hat-pay-crah, người Kinh có tuổi ở vùng Châu Đốc thường biết bánh này qua “tên chữ”: bánh nghệ. Giờ đây phần lớn thanh niên Kinh quen gọi là bánh 3 vòng. Nguyên liệu chính của Hat-pay-crah là đậu xanh. Cho đậu xanh cà vào chảo rang đến bốc mùi thơm, chín vàng cho vào cối xay nhuyễn rồi nhồi chung với bột nếp đã xay nhuyễn trước đó và đường cát với tỷ lệ bí truyền đủ để ngọt miệng mà không gây cháy khét khi chiên. Nhồi đén khi bột dẽo là bắt tay vào “nắn” bánh. Đầu tiên ngắt bột thành từng nắm nhỏ. Đoạn se thành sợi tròn-dài rồi khoanh thành vòng tròn đều nhau. Sau đó đặt 3 vòng tròn cạnh nhau rồi dùng 3 ngón: cái- trỏ-giữa “nhúm” chúng lại tại điểm chung. Xong mang nhún vào “bột áo”, bột mì ngang được nhồi chung với hột gà thành dịch loãng, rồi cho vào chảo dầu chiên đến khi bột chín vàng rượm là có ngay chiếc bánh Hat-pay-crah hoàn hảo. Cái beo béo, bùi bùi của đậu xanh và độ deo dẻo của bột mì ngang trong chiếc bánh 3 vòng như sẵn sàng đưa bất cứ vị giác của người khó tính nào đến tận cùng của thế giới ẩm thực mênh mang bao điều mới lạ đầy thú vị.

Có dịp về An Giang, sau khi chiêm bái Bà Chúa Xứ Núi Sam, ghé Châu Đốc mua sắm những sản vật của miền biên viễn đầu nguồn, xin mời du khách một lần ghé thăm làng Chăm bên kia sông Hậu. Viếng thánh đường và những kiến trúc nhà sàn đặc trưng, mua sắm những chiếc khăn choàng độc đáo cả về hoa văn, họa tiết lẫn màu sắc,…

Xin hãy nhín chút thời gian thưởng thức món bánh ngọt thơm lừng, béo cả đầu lưỡi được làm ra từ những cô gái Chăm có đôi mắt đen, to và thăm thẳm như bầu trời nhát ngàn miền sông nước Nam bộ… Tin chắc rằng ngay cả người khó tính nhất cũng phải gật gù để rồi quay trở lại trong ngày không xa..

 

 

 

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Cá Lóc Nướng Trui – Đặc Sản An Giang
Lẩu Mắm Châu Đốc – An Giang
Gà Hấp Lá Trúc – Đặc Sản An Giang

Filed Under: Đặc Sản An Giang

Bài viết trước: « Bánh Phồng Cá Linh – An Giang
Bài viết tiếp theo: Xôi Xiêm Châu Đốc – An Giang »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài Viết Mới Nhất

  • Cách nấu gia vị phở bò đơn giản tại nhà
  • Cách Làm Bạch Tuộc Chiên Giòn Hấp Dẫn Chiêu Đãi Cả Nhà Cuối Tuần 
  • Các loại gia vị ăn dặm cho bé tốt nhất
  • Cách Làm Mận Lắc Ngon Khó Cưỡng – Siêu Nhanh Tại Nhà 
  • Làm gà hầm tứ quý thơm ngon cùng Guyumi
  • Cách Để Đưa Vị Umami Vào Bữa Ăn Hằng Ngày
  • Hướng Dẫn Làm Bún Mắm Nêm Thịt Luộc Ngon Khó Cưỡng
  • HungryPanda Đồng Hành Cùng Lễ Hội Tinh Hoa Gia Vị Việt 2022
  • HungryPanda Đồng Hành Cùng Vissan Trong Chương Trình Sampling “Thịt Tươi Ướp Sốt Đậm Đà”
  • Bí quyết sử dụng các gia vị ướp thịt nướng từ đầu bếp nhà hàng 5 sao
  • Cách làm cua sốt phô mai trứng muối cực NGON tại nhà 
  • Ướp Thịt Nướng BBQ Chỉ Với 2 Bước
  • [TỔNG HỢP] 11 Món Ăn Với Bột Chiên Gà Da Giòn Cực Hấp Dẫn
  • Cách Làm Món Chim Cút Roti Thơm Ngon Đậm Đà
  • Công Thức Làm Mì Hải Sản Sốt Trứng Muối Thơm Ngon

Danh Mục Bài Viết

  • Cuộc Sống Chân Quê
  • Đặc Sản An Giang
  • Đặc Sản Sài Gòn
  • Đặc Sản Thái Bình
  • Đặc Sản Việt Nam
  • Đặc Sản Vĩnh Long
  • Đặc Sản Vĩnh Phúc
  • Đặc Sản Vùng Miền
  • Đặc Sản Vũng Tàu
  • Đặc Sản Yên Bái
  • Món Ăn Việt Nam
  • Món Chay
  • Món Ngon
  • Món Ngon Mới
  • Món Ngon Mỗi Ngày
  • Thực Phẩm Sạch
  • Tổng Hợp

Footer

Bài Viết Mới Nhất

  • Cách nấu gia vị phở bò đơn giản tại nhà
  • Cách Làm Bạch Tuộc Chiên Giòn Hấp Dẫn Chiêu Đãi Cả Nhà Cuối Tuần 
  • Các loại gia vị ăn dặm cho bé tốt nhất
  • Cách Làm Mận Lắc Ngon Khó Cưỡng – Siêu Nhanh Tại Nhà 
  • Làm gà hầm tứ quý thơm ngon cùng Guyumi

Danh Mục Bài Viết

  • Cuộc Sống Chân Quê
  • Đặc Sản An Giang
  • Đặc Sản Sài Gòn
  • Đặc Sản Thái Bình
  • Đặc Sản Việt Nam
  • Đặc Sản Vĩnh Long
  • Đặc Sản Vĩnh Phúc
  • Đặc Sản Vùng Miền
  • Đặc Sản Vũng Tàu
  • Đặc Sản Yên Bái
  • Món Ăn Việt Nam
  • Món Chay
  • Món Ngon
  • Món Ngon Mới
  • Món Ngon Mỗi Ngày
  • Thực Phẩm Sạch
  • Tổng Hợp

Về Hungry Panda

  • Công ty TNHH Một Thành Viên Gấu Trúc Hungry
  • Địa Chỉ: 156 Trần Phú, P.9, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
  • Mã Số Doanh Nghiệp: 0311-771-189
  • ĐK lần đầu: 4 tháng 5 năm 2012
  • Hotline: 19006048
  • Điện thoại: (084-8) 3830 9186
  • Fax: (084-8)3830 9174

Copyright © 2023 · Hungry Panda - Thiên Đường Ẩm Thực Cho Mọi Người