Bánh gio thường xuất hiện trong dịp Tết Nguyên Đán và Tiệc làng của người Tây Đinh. Cách làm ra những chiếc bánh rất đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm ra những chiếc bánh ngon. Vậy còn chần chừ gì mà không cùng Trùm khám phá món bánh cổ truyền ngon này nhé.
Bánh Gio Tây Đình – Vi Tết Mộc Mạc

Để làm bánh gio người ta phải chọn gạo, ngâm gạo và gói bánh thật khéo. Bánh gio Tây Đình được gói bằng lá chít đã bị luộc phai màu. Muốn có màu đẹp người Tây Đình ngâm bánh cùng nước gio. Theo các cụ lớn tuổi khi gói bánh gio phải kiêng kỵ dầu mỡ nếu không bánh sẽ rời rạc, không ngon.
Về xã Tây Đình, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc bạn sẽ được giới thiệu đến món bánh gio ngon nức tiếng. Loại bánh này có ở rất nhiều nơi nhưng bánh gio Tây Đình ngon hơn nhiều bởi từ nguyên liệu, cách ngâm, gói, luộc bánh làm nên hương vị khác biệt.
Bánh gio hay còn được người dân nơi đây gọi là bánh nắng . Bánh được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà. Thế nhưng để có những chiếc bánh gio ngon nhất thì người dân nơi đây có bí quyết riêng trong việc chọn nguyên liệu, ngâm gạo, gói và luộc bánh cổ truyền.
Cách Làm Bánh Gio

Đầu tiên là gạo nếp thật ngon đem sàng kỹ để bỏ những hạt xấu cũng như tránh lẫn với gạo tẻ. Gạo nếp được chọn sẽ đem vo thật kỹ, bằng nhiều lần thay nước cho đến khi thấy nước gạo trong mới ngừng vo. Sau đó để gạo ráo nước rồi đem ngâm trong nước vôi chừng 2 giờ đồng hồ, tiếp tục đợi vớt gạo ra cho khô rồi đem ngâm qua nước một đêm nữa.
Cũng giống như nhiều nơi về nguyên liệu làm bánh gio, nhưng Tây Đình chỉ dùng gio than của ba loại cây tầm gửi, vừng khô, và cây sương song. Đầu tiên, họ hái lá chít đem luộc kỹ sau đó thay nước nhiều lần để làm phai chất diệp lục, mỗi chiếc bánh gio cần đến 2, 3 lá chít. Sau đó, gạo nếp ngâm nước trắng qua đêm được vớt lên. Cho gạo vào bên trong lá chít rải đều, gói lại bằng lạt mềm.
Mỗi chiếc bánh gio chỉ chừng bằng quả chuối tiêu, dài hơn gang tay nhưng phải luộc liên tục trong ba giờ đồng hồ để bánh rền. Sau đó bánh để nguội bóc ra cắt thành từng khoanh toát lên một màu trong suốt như mật ong, đem chấm quá chút mật thì không còn gì ngon bằng.
Có một điều đặc biệt trong quá trình làm bánh gio đó chính là “kiêng” dầu mỡ. Từ nguyên liệu cho đến dụng cụ làm đều cần sạch dầu mỡ, vì dù bị dính một chút ít dầu mỡ thì ruột bánh cũng sẽ không rền, và mất độ ngon đặc trưng.
Cách Chế Biến Bánh Gio
- Đầu tiên, vo gạo thật kỹ qua nhiều nước đến khi thấy nước gạo trong là được. Để gạo ráo nước rồi cho vào nước vôi khoảng 2 tiếng. Tiếp tục vớt gạo ra rồi để khô hạt gạo mới cho gạo ngâm với nước gio qua một đêm.
- Các nguyên liệu: Tầm gửi cây dọc, thân lá cây vừng khô và thân cây sương song được dùng để làm nước gio.
Lá chít được rửa sạch rồi luộc kỹ, thay nước nhiều lần để khi gói bánh thì bánh không bị dính màu xanh. - Khi gạo ngâm đạt yêu cầu thì được đổ ra cho ráo nước. Dùng muỗng xúc gạo đổ đên lá chít đã được làm sạch rồi gói lại rồi dùng lạt mềm buộc chặt.
- Cuối cùng cho bánh vào luộc khoảng 3 tiếng là ta đã có món bánh gio ngon lành, thơm phức.
Điều kiêng kỵ nhất trong quá trình làm bánh gio đó là từ nguyên liệu cho đến dụng cụ làm bánh không được dính một chút dầu mỡ nào cả. Vì khi bị dính dầu mỡ là chiếc bánh không rền, hạt gạo tạo ra sẽ không trong suốt làm giảm độ ngon của bánh.
Thưởng Thức Bánh Gio Tây Đình

Cắt nhỏ chiếc bánh ra, chiếc bánh có màu vàng nâu nhìn trong suốt rất hấp dẫn khiến ai cũng muốn thưởng thức. Nước gio than là điều quan trọng quyết định đến hương vị và màu sắc của chiếc bánh, nhìn chiếc bánh trong suốt nhưng ăn hương vị rất đậm đặc. Khi ăn ta cảm nhận được vị thơm của gạo, những hạt gạo được trộn với nước gio than dẻo dai.
Cắt nhỏ chiếc bánh ra từng miếng chấm với mật mía hoặc đường, ta cảm nhận được sự hòa quyện thơm mát của gạo và mật mía: thơm dẻo và ngọt mát.
Chiếc bánh mang vị nồng thoảng qua của tro bếp, mùi vôi, mùi của mật mía, mùi của đồng quê đọng lại. Bánh gio mang hương vị mà không loại bánh nào có: ngọt, đắng, nồng, thơm, tất cả đã tạo nên một món ăn dân dã đầy hấp dẫn lay động vị giác người ăn. Chúc các bạn ngon miệng.