Nhắc đến đặc sản Vũng Tàu chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ liên tưởng ngay đến món bánh khọt Vũng Tàu đúng không?
Để làm ra món bánh khọt ngon đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo của người làm bánh trong đó quan trọng nhất là khâu pha bột. Bột được pha với nước theo một tỷ lệ nhất định không được quá đặc hay quá loãng để tạo nên được sự giòn ngon của bánh. Bánh ngon nhất là khi nó không quá bở cũng không quá dẻo, vừa ăn không dày cũng không mỏng.
Cùng Khám Phá món ngon cùng Trùm nhé.
Bánh Khọt – Hương Vị Đồng Quê

Người dân địa phương gọi là bánh khọt bởi khi lấy bánh ra khỏi khuôn, người ta dùng loại muỗng dẹt và dài để “khẩy” lên, muỗng va chạm vào thành khuôn phát ra tiếng kêu “khọt khọt”.
Bánh được xếp vào hàng dân dã nên nguyên liệu để làm bánh cũng không có gì cầu kỳ, khó kiếm. Được làm từ bột gạo, thế nhưng lại không giống như các loại bánh làm từ bột gạo khác, bánh khọt chỉ được làm từ một thứ bột gạo và không pha cùng nước cốt dừa hay bất cứ một thứ bột nào khác. Cách làm bánh khọt giòn, mềm tuy không cầu kỳ nhưng lại cần sự tỉ mỉ và tinh tế.
Chế biến bánh khọt quan trọng nhất vẫn là ở khâu pha bột, đòi hỏi một bí quyết riêng cũng như sự khéo léo từ đôi bàn tay của đầu bếp, đây chính là công đoạn quyết định đến vị ngon của bánh. Bột gạo được pha với nước theo một tỉ lệ nhất định. Nếu pha đặc quá, bánh sẽ bị đặc, bở; còn nếu bột lỏng quá thì bánh sẽ mỏng và không ngon. Chiếc bánh đạt chuẩn là không quá dày cũng không quá mỏng, khi ăn giòn nhưng vẫn giữ được độ dai nhất định.
Đặc biệt, muốn bánh ngon thì bột phải được xay ngay từ tối hôm trước, rồi để bột qua một đêm, có như vậy bột mới không bị nhão, chảy và làm ra chiếc bánh giòn ngon.
Nhân bánh khọt được làm từ tôm tươi. Tôm được cắt bỏ đầu, lột vỏ, rửa bằng nước sạch rồi để ráo. Ngoài phần nhân là tôm tươi, phần tôm cháy màu vàng làm tăng thêm sự đẹp mắt, thơm ngon cho những chiếc bánh khọt thơm ngon này. Mỗi nhân là một con tôm lõi, màu hồng của thân tôm nổi bật trên nền bột trắng, thêm một chút bột tôm đỏ au rắc quanh đĩa tạo nên sự bắt mắt cho người ăn.
Cách Làm bánh Khọt Vũng Tàu

Nguyên liệu
Bột gạo: 300g
Nước cốt dừa: 1/2 ly
Tôm: 400g
Hành lá, dầu ăn, đu đủ xanh, rau thơm, bột nghệ
Nước mắm ngon, tỏi, ớt, đường, giấm,nước lọc
Cách làm bánh

+ Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen, rửa sạch ướp với một chút bột nêm.
Tôm bóc vỏ (ảnh sưu tầm)
+ Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, phi thơm hành và cho 200g tôm vào xào sơ.
+ 200g tôm còn lại luộc chín, giã thật nhuyễn. Làm nóng chảo trên bếp, cho tôm đã giã nhuyễn vào và cháy đều đến khi tôm mịn và khô rang là được.
+ Hành lá xắt nhỏ, đảo qua với chút mỡ.
+ Rau thơm rửa sạch xếp lên đĩa.
+ Cho bột vào bát, cho nước cốt dừa và nước lạnh vào, nêm một chút muối, bột nêm, khuấy đều. Để ngâm bột khoảng 10 phút sau đó cho bột nghệ và hành lá vào, khuấy đều.
+ Bắc khuôn bánh lên bếp, để lửa vừa phải. Chờ khuôn nóng, phết dầu đều lên các khuôn nhỏ. Múc bột đổ vào 2/3 khuôn, đậy nắp khoảng 30 giây cho bánh hơi chín thì cho tôm lên mặt bánh.
Đổ bột vào khuôn làm bánh khọt (ảnh sưu tầm)
+ Đậy nắp và canh cho bánh vàng giòn (khoảng 1 phút), dùng đũa dài, muỗng nhỏ lấy bánh ra rồi cho chút hành mỡ và tôm cháy lên trên

Cách làm nước chấm
+ Giã tỏi, ớt cho nhuyễn.
+ Đu đủ xanh sửa sạch, nạo sợi, bóp muối
Đu đủ xanh nạo sợi ăn kèm bánh khọt (ảnh sưu tầm)
+ Đổ đường vào nước khuấy tan đường.
+ Cho giấm, nước mắm, tỏi, ớt vào nước đường.
Nước mắm chấm bánh khọt (ảnh sưu tầm)
+ Vắt thêm một miếng chanh
+ Vắt kiệt nước ở đu đủ, cho vào nước chấm
Lấy một lá cải xanh, một lá xà lách, bên trên là các loại rau như diếp cá, đu đủ thái sợi, húng thơm… gắp một cái bánh khọt cho lên trên, cuốn tròn lại chấm vào nước chấm. Cắn miếng bánh Khọt vàng ươm, cảm nhận hương vị bột gạo nguyên chất, thấy cái béo ngậy của dầu mỡ thấm lên vỏ bánh, mùi hành lá, vị đậm đà của tôm lột, vị chua chua của gỏi đu đủ và mùi thơm quyến rũ của nước chấm…
Thưởng Thức Bánh Khọt

Khi bánh vừa chín tới, đầu bếp gắp bánh ra đĩa, rắc lên bề mặt một ít tôm cháy, mỡ hành. Khi ăn bánh khọt Vũng Tàu, người dân địa phương thường ăn kèm với nước mắm pha chua ngọt, rau sống các loại như cải bẹ xanh, xà lách, tía tô, diếp cá… và đu đủ thái sợi.
Bạn gắp một cái bánh khọt cho vào một lá cải bẹ xanh to, cùng một ít rau thơm và các thứ ăn kèm, sau đó cuốn lại, chấm vào chén mắm ớt, để vài cọng đồ chua nằm trên cuốn bánh. Cắn một miếng, thực khách sẽ cảm nhận hết những gia vị tuy rất dân dã nhưng cực ngon.
Thịt tôm bùi bùi hòa quyện với sự giòn giòn của bột, thơm thơm của mỡ hành cùng một ít vị chua của đồ chua, mặn của nước mắm hòa vào hương vị đặc trưng của các loại rau… thoáng một cái bạn đã ăn hết cả chục chiếc bánh.
Mùi vị của bánh khọt ở điểm du lịch Vũng Tàu vô cùng đặc trưng, vị ngọt đậm đà của tôm hòa quyện cùng cảm giác béo ngậy của mỡ và vị thơm của hành tất cả tạo nên một món ăn khiến bạn không thể nào quên.
Quán tọa lạc ở số 14 Nguyễn Trường Tộ, phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bánh khọt ở đây được rất nhiều thực khách yêu mến bởi lẽ nhân bánh là một con tôm to, tươi ngon, phần bột cũng vừa ăn, nước mắm ngọt vừa phải, rau lại khá sạch. Quán lúc nào cũng đông khách và nhân viên ở đây phục vụ vẫn rất nhanh và chuyên nghiệp, phần bánh khọt mang ra lúc nào cũng nóng hổi . Tuy nhiên vì quá đông khách cho nên vẫn có đôi lúc bạn phải chờ cho lượt khách trước ăn xong thì mới có bàn. Theo kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu thì bạn nên đến vào buổi sáng sớm hoặc giữa chiều khi đó sẽ ít khách hơn, bạn sẽ phải đứng xếp hàng dài nếu đến vào buổi trưa hoặc chiều tối.
Nhìn đĩa bánh khọt được làm từ bột gạo, nhân tôm, hình dáng bé xinh mang lên nóng hổi, bề mặt màu vàng được phủ tôm cháy đo đỏ kèm màu xanh của hành lá cắt nhỏ trông rất bắt mắt. Người ta thường ăn bánh khọt với nước mắm chua ngọt cùng rau sống tạo thành một hương vị rất đặc trưng, thơm ngon hấp dẫn không gì sánh bằng.