Ghé qua thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ An Giang, chúng ta có thể tìm được rất nhiều loại đặc sản nổi tiếng. Và tất nhiên trong cái tên của địa danh này cũng đã một phần nhắc nhớ đến một món ăn vô cùng đặc trưng: Bánh phồng Phú Mỹ.
Với rất nhiều cơ sở sản xuất, làng nghế bánh phồng Phú Mỹ đã hình thình, tồn tại và phát triển hơn 70 năm qua. Bánh phồng được làm từ những hạt gạo nếp ngon của vùng đồng bằng phù sa bồi đắp quanh năm dẻo thơm, trắng trong mà khó có nơi nào sánh được. Nhìn chiếc bánh khá đơn giản nhưng trong đó chất chứa biết bao công sức từ bàn tay khéo léo của người làm thợ làng nghề.
Cùng Trùm đi thưởng thức món bánh Phồng huyền thoại này nhé.
Bánh Phồng Phú Mỹ – Đặc Sản An Giang

Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ (thuộc ấp Thượng 3, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã hình thành, tồn tại và phát triển hơn 65 năm nay. Hiện tại có khoảng 50 cơ sở sản xuất bánh phồng, thu hút gần 300 lao động. Theo như Viet Fun Travel tìm hiểu, khoảng đầu thập niên 40 của thế kỷ trước, chỉ có bốn hộ dân làng nghề sản xuất bánh phồng bỏ mối cho những người gói bán xôi.
Hoặc vào các dịp lễ, tết cúng ông bà đêm giao thừa, người dân Phú Mỹ thường làm bánh phồng để bỏ mối. Tiếp nối bốn hộ gia đình trước, làng nghề Phú Mỹ dần phát triển và xuất hiện thêm nhiều hộ dân làm bánh phồng mới. Theo thời gian, thị trấn Phú Mỹ hình thành nên nhiều cơ sở sản xuất bánh phồng lớn tạo nên làng nghề bánh phồng nổi tiếng của tỉnh An Giang.
Nếu vào ngày thường làng ngề bánh phồng Phú Mỹ chỉ có khoảng 20 cơ sở sản xuất thì vào thời điểm cuối năm, số hộ làm bánh phồng tăng lên hơn 40 hộ. Từ sáng đến tối, những con hẻm ở ấp Thượng 3, thị trấn Phú Mỹ không ngơi tiếng quết nếp nhịp nhàng cùng mùi thơm lừng của những chiếc bánh mới.
Đi dọc các nẻo đường quanh xóm, du khách sẽ nhìn thấy nhà nhà đều làm bánh phồng phơi trắng cả sân trước, ngõ sau, kể cả tận dụng không gian trên mái nhà… Bánh phồng Phú Mỹ trở thành đặc sản An Giang nổi tiếng được nhiều du khách từ trong và ngoài nước tìm về nếm thử.
Cách Làm Bánh Phồng Phú Mỹ

Từ 12 giờ khuya, thợ làm bánh bắt đầu lục đục thức dậy nhóm lò nấu bếp. Chị Sen kể, nếp làm bánh phải là loại đẹp, ít lẫn gạo thì đem nướng mới phồng, mới ngon. Sau khi lựa sạch đem ngâm từ 3- 4 đêm cho mềm rồi cho ra thúng để ráo.
Lại cho vào thùng lớn rồi đổ nước ngập ngâm. Sau đó, mới cho ra thúng để ráo rồi đem nấu, rồi quết, rồi vắt thành bột vừa tay để cán bánh. Trước đây, người làm bánh quết bột bằng chày tay, nay đã có máy kéo chày thay thế nên người làm bánh đỡ nhọc công và sản phẩm được cải thiện rõ nét cả về chất lượng lẫn số lượng.
Chiếc bánh sau khi làm xong được dán từng cái lên chiếu trông khá đẹp mắt, sau đó đem phơi ngoài nắng tốt. Canh chừng khi nào bánh khô thì trở bề cho bánh ráo đều. Lại đem vào nhúng nước đường mía, rồi mang ra phơi lần nữa…
Trung bình mỗi ngày, nhà chị Sen làm trên 4.200 bánh phồng các loại, tương đương 10 ổ bánh được chế biến từ 100kg nếp. Những ngày giáp Tết, lượng bánh làm ra nhiều hơn, có khi gấp 3, 4 lần ngày thường.

Bánh phồng Phú Mỹ được người tiêu dùng ưa chuộng nên làng nghề phát triển mạnh và sản xuất quanh năm, nhộn nhịp nhất là tháng giáp Tết. Những kỳ hội chợ hay triển lãm tại An Giang, Cần Thơ hoặc TP. Hồ Chí Minh, bánh phồng Phú Mỹ đều có mặt trong gian hàng trưng bày sản phẩm đặc sản của An Giang. Làng bánh phồng Phú Mỹ đã được UBND tỉnh An Giang công nhận làng nghề truyền thống vào cuối năm 2006.
Không chỉ góp phần ổn định kinh tế hộ gia đình, làng bánh phồng Phú Mỹ còn giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 300 lao động địa phương, với thu nhập từ 1,2- 1,5 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, khó khăn nhất của người làm bánh phồng chính là đồng vốn.
“Mỗi chiếc bánh làm ra tốn khá nhiều công sức qua nhiều công đoạn nhưng không lời nhiều. Một bịch 50 bánh giá chỉ 30.000- 40.000 đồng đối với bánh nướng và 40.000 đồng đối với bánh sữa. Tụi tui mua nguyên liệu làm bánh theo kiểu gối đầu, khi nào bán bánh có tiền mới trả cho đại lý… nên cứ thiếu trước hụt sau.
Thưởng Thức Bánh Phồng Phú Mỹ
Nguyên liệu làm bánh phồng là loại nếp đặc sản được trồng tại địa phương. Các công đoạn làm bánh được thực hiện khá công phu và tỉ mỉ. Người làm bánh phải chọn loại nếp rặt mười hột như một đều tăm tắp, rất dẻo dai. Nếp được ngâm đúng ba ngày ba đêm, sau đó đãi cho sạch nước đục đem đun xôi lên rồi bỏ vào cối quết. Việc quết nếp bằng tay từ xưa nay đã được thay thế dần bằng máy kéo chày.

Và hiện nay, ở một số cơ sở lớn tại thị trấn Phú Mỹ đã sử dụng máy quết tự động. Loại máy này có thể thay thế sức lao động của 3 người bình thường. Sau khi đã quết nhuyễn nếp thì đem ra cán thành bánh. Công đoạn cán bánh cũng được nhiều hộ đầu tư máy móc thay việc cán từng chiếc bánh bằng thủ công, cho ra sản phẩm đồng đều, chất lượng hơn.
Khi đã cán thành từng chiếc bánh tròn trịa thì đem phơi nắng. Sau khi phơi nắng đem vào nhúng nước đường và phơi lại lần nữa cho khô rồi mới đóng gói. Các phụ gia như đậu, mè, sữa… thường được đưa lần lượt vào bánh theo từng công đoạn.
Bánh phồng Phú Mỹ khi được đem nướng chín sẽ phồng to như hình cái quạt nan. Bánh xốp, mềm, giòn tan trong miệng kèm theo vị ngọt, béo, thơm của đủ các loại nguyên liệu tươi ngon kết hợp thì quả là khiến người dùng một lần lại muốn dùng thêm những lần sau và sau nữa.