Có người từng nói rằng Miền Tây là nơi có vô số các loài cháo: Cháo gà, cháo vịt, cháo rắn, cháo lòng… Nhưng góp phần làm đặc sắc thêm trong số đó phải kể đến cháo bò Tri Tôn, một đặc sản của vùng Tri Tôn An Giang.
Cùng Trùm Đi ăn sáng nhé.
Cháo Bò Tri Tôn – Đậm Đà Khó Quên

Cháo bò Tri Tôn món đặc sản nức tiếng An Giang ngon đậm đà hương vị cháo bò xứ núi. Món cháo có vị ngọt đậm đà, thơm ngon, khác hẳn với tô cháo ở miệt đồng bằng – ở đây đa phần là bò bản địa nên thịt ngon, nhiều nạc.
Nếm một miếng nghe vị ngọt đậm đà, thơm ngon, khác hẳn với tô cháo lòng ở miệt đồng bằng rất xa. Sau đó, bạn thử gắp ít lá sách chấm vào chén nước mắm gừng cho vào miệng nghe dai dai, giòn giòn thật hấp dẫn, rồi tới miếng gan bùi bùi, khoanh phèo nhân nhẫn và lát huyết vừa mềm vừa ngọt đậm, không thể chê vào đâu được.
Muốn cho hương vị thêm đậm đà, bạn có thể dùng kèm với giá sống và rau thơm, đặc biệt là trái trúc, một loại trái đặc hữu của vùng sơn địa Tịnh Biên và Tri Tôn.
Trái này giống như trái chanh nhưng nồng, the hơn nhiều. Có thể nói trái trúc là “phần hồn” của tô cháo bò, dư vị chua thanh của nó sẽ thấm vào tô cháo và từng miếng thịt khiến cho người thưởng thức cảm thấy ngất ngây. Ai thích ăn chua cứ vắt thêm nước rồi thêm chút ớt, chút gừng để vừa ăn vừa hít hà mới đã.
Cháo bò là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Ai đã dùng một lần khó mà quên được cái chất dân dã nhưng thật đậm đà và thú vị.
Cách Nấu Cháo Bò Tri Tôn

Quán cháo trước hiên nhà của cô Yến, huyện Tri Tôn, An Giang là địa chỉ ăn điểm tâm quen thuộc của người dân địa phương nơi đây. Bắt đầu từ 6h sáng, khá đông khách ruột tranh thủ ghé “làm tô cháo” trước khi đi làm. Không ít người ăn đến quen mặt nhưng hiếm khi nào thấy ngán. Mỗi ngày, quán bán hơn 100 tô, ngày lễ thì đông khách hơn nên nếu muốn ăn đầy đủ thì bạn phải tranh thủ đi sớm.
Chủ quán cháo là cô Hồng Yến đã gắn bó với nghề gần 20 năm nay. Cô chia sẻ, hằng ngày thức dậy lúc 4h30 để chuẩn bị nguyên liệu như lòng bò, thịt bò, rau giá….
Lòng phải rửa thật sạch với nước muối để không bị hôi. Riêng nồi cháo phải hầm khoảng 1 tiếng đồng hồ cho nhuyễn. Lòng bò được cho vào nồi cùng lúc với gạo để luộc mềm vì lòng lâu chín. Cuối cùng là đổ huyết vào. Đây cũng là công đoạn quan trọng nhất vì khi nước vừa sôi, đầu bếp phải thật khéo léo và canh giờ chuẩn xác để đổ sao cho huyết không bị phồng, xốp, mất ngon. Nêm nếm thêm bột ngọt, mắm, muối là xong.

Điểm nhấn tạo sự khác biệt ở tô cháo là sử dụng gạo Campuchia và lá chúc. Gạo Campuchia khi nấu cháo mềm, dẻo mà thơm hơn so với các loại gạo thường. Còn cây chúc được xem là đặc sản của An Giang, trồng nhiều tại huyện Tri Tôn. Quả chúc giống quả chanh nhưng vỏ xù xì, có mùi thơm lâu mà nhẹ nhàng, thanh mát. Chút lá chúc thái mỏng khiến nồi cháo đậm đà mà thơm hơn.
Một phần ăn đầy đặn giá 25.000 đồng gồm một tô cháo có lòng bò, huyết, thịt bò tái, óc, tủy, nạm… thêm hành lá và rau thơm lên trên. Đặc biệt, món cháo này không chỉ ăn kèm bánh mì mà thực khách còn được miễn phí một phần bún tươi đủ cho bạn một bữa sáng no nê. Kiểu kết hợp lạ lẫm này khiến nhiều người “mắt tròn mắt dẹt”. Khi ăn, thực khách vắt một lát quả chúc tạo vị chua nhẹ, chấm lòng, thịt… chung với nước mắm gừng là chuẩn vị.
Thưởng Thức Cháo Bò Tri Tôn

Các bạn nên ăn chậm rãi để có thể cảm nhận được rõ vị ngon của món ăn này. Ngoài ra, các bạn hãy thử gắp ít lá lách chấm vào bát nước mắm gừng, hay miếng gan bùi và lát tiết luộc vừa mềm vừa ngọt.
Để hương vị thêm đậm đà, bạn có thể dùng kèm với giá đỗ và rau thơm, đặc biệt là trái trúc, một loại trái đặc hữu của vùng Tịnh Biên và Tri Tôn, bề ngoài trông giống như trái chanh nhưng trái trúc nồng, the hơn nhiều.
Tri Tôn là một trong những huyện có đàn bò đông nhất tỉnh An Giang. Bò nơi đây thịt ngon lại nhiều nạc nên đem chế biến thành các món ăn thì nơi khác khó mà sánh bằng.
Cháo bò Tri Tôn được nấu trên bếp than hồng, lòng bò được người làm kỹ cho thật sạch rồi đem luộc. Bát cháo bò nóng ăn kèm với giá và rau thơm thịt tươi ngon thêm lòng bò dai dai thì quả là làm người khác khó lòng cưỡng lại hương vị hấp dẫn này.