Thốt nốt là loại cây được trồng ở khá nhiều nơi, nhưng nổi bật và đông đúc nhất vẫn phải kể đến quê hương vùng Châu Đốc tỉnh An Giang. Cây thốt nốt được dùng để chế biến ra rất nhiều loại thức ăn như trái thốt nốt, nước thốt nốt, thạch thốt nốt, bánh bò thốt nốt nhưng đặc trưng nhất vẫn là đường thốt nốt Châu Đốc.
Đường thốt nốt có màu vàng nhạt, làm thành từng khoang tròn to, vị thơm béo, đem nấu ăn sẽ có vị ngọt thanh rất đặc trưng.
Cùng Trùm thưởng thức vị ngọt thanh dịu của Đường Thốt Nốt nhé. Đảm bảo nhớ mãi ấy.
Đường Thốt Nốt An Giang

Thốt nốt là loài thực vật thuộc họ Cau, có thân cây thẳng và có thể vươn cao 30 m, tuổi thọ có thể trên 100 năm. Cây có một vòm lá vươn rộng 3m theo chiều ngang. Thân cây to, trông giống thân cây dừa, được bao quanh bởi các sẹo lá. Cụm hoa là những bông mo, mang hoa đơn tính khác gốc. Thốt nốt cái cho từ 50 đến 60 quả/cây. Thốt nốt đực không có quả.
Thốt nốt có khả năng chịu khô hạn, ngập nước, ưa sáng nhưng không chịu rét. Thốt nốt non ban đầu sinh trưởng chậm, về sau mọc nhanh hơn.
Thốt nốt ra hoa hàng năm, thụ phấn nhờ côn trùng hay gió. Hạt rất dễ nảy mầm khi được tiếp súc với đất ẩm. Tuổi ra hoa của thốt nốt phụ thuộc vào độ cao phân bố. Ở độ cao ngang mặt biển cây ra hoa sớm hơn các cây trồng ở độ cao lớn hơn.
Thốt nốt là cây nhiệt đới điển hình, mọc chủ yếu ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, có mùa khô tương đối dài.
Cây ưa sáng, chịu được khô hạn, có thể mọc sâu vào trong nội địa,nó chịu được khô hạn hơn cây dừa và có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất cát pha, giàu chất hữu cơ.
Cây ưa địa hình bằng phẳng hay dốc nhẹ. Vùng đồng bằng ven biển, dọc sông suối là nơi thích hợp nhất để trồng và phát triển loài cây này. Tuy vậy cũng có thể trồng thốt nốt ở độ cao tới 800m trên mặt biển.
Ở nước ta hiện nay, thốt nốt phân bố ở các tỉnh miền tây và Đông Nam Bộ, giáp biên giới Campuchia từ Tây Ninh xuống đến Kiên Giang. Những tỉnh trồng nhiều thốt nốt là An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An và Tây Ninh.
Công Dụng Của Đường Thốt Nốt

– Cung cấp nhiều khoáng chất cho cơ thể: Được biết, theo một số kết quả nghiên cứu thì hàm lượng khoáng chất có trong loại đường này cao hơn gấp 60 lần so với đường cát trắng. Thế nên, đây chính là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin dồi dào rất tốt cho cơ thể.
– Giàu hàm lượng chất dinh dưỡng: Đường thốt nốt chứa nhiều các chất sắt, ma-giê, giúp làm gia tăng lượng huyết sắt tố, trị được chứng thiếu máu, đồng thời có tác dụng điều chỉnh hệ thống thần kinh. Ngoài ra, nhờ chứa hàm lượng các chất chống ô-xy hóa dồi dào nên sử dụng đường thốt nốt giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể không bị tổn hại do các gốc tự do gây ra. Nếu bạn muốn bổ sung canxi, kali và phốt pho thì việc lựa chọn sử dụng loại đường này cũng rất thích hợp.
– Hỗ trợ tiêu hóa: Đường thốt nốt khi vào trong dạ dày sẽ kích thích sự hoạt động của các enzyme tiêu hóa và giúp tẩy sạch đường ruột, giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

– Điều trị một số bệnh thường gặp: đường thốt nốt còn được dùng như một phương thuốc dân gian để điều trị cảm lạnh và ho bằng cách phân hủy các lượng chất nhầy tích tụ, làm sạch đường hô hấp. Tuy nhiên, để thực hiện đúng cách, bạn cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ .
– Thanh lọc cơ thể: Đây là công dụng được phụ nữ yêu thích nhất. Đường thốt nốt giúp làm sạch hô hấp, hệ thống ruột, thực quản, phổi và dạ dày, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, giúp bạn luôn khỏe mạnh và cân đối về vóc dáng.
– Giảm đau nửa đầu: khi cơn đau ập tới, bạn chỉ cần ăn khoảng 20g đường thốt nốt sẽ cảm thấy tình trạng đau nửa đầu giảm hẳn.
– Ngoài ra, đường thốt nốt còn có rất nhiều công dụng trong việc làm đẹp, trị mụn, hay chữa đau bụng ở phụ nữ,…
Công Dụng Với Sức Khỏe
– Nhuận tràng: Sáng sớm cắt cụm hoa lấy nước chảy ra từ cụm hoa uống, có tác dụng giái khát, nhuận tràng, phòng tránh táo bón.
– Chữa đau họng do viêm họng, phòng bệnh viêm họng: Dùng đường thốt nốt mỗi ngày dùng một miếng nhỏ nhai ngậm và nuốt, sẽ làm dịu họng, sát khuẩn và giữ cho họng, cuống phổi không bị khô rát.
– Tác dụng lợi tiểu:
+ Rễ cây thốt nốt 50g, thái khúc, cho vào ấm đổ 3 bát con nước sắc nhỏ lửa còn 1 bát nước, uống ngày một lần. Dùng liền 1 tuần.
+ Dùng cây thốt nốt non, thái khúc, cho vào ấm đổ 3 bát con nước sắc nhỏ lửa còn 1 bát nước, uống ngày một lần. Dùng liền 1 tuần.
+ Dùng cuống cụm hoa (vòi hoa) 100g, thái thành từng miếng mỏng, sắc với 600ml nước trong 15 phút, chia làm nhiều lần uống trong ngày, dùng liền 1 tuần.
– Trị giun đũa: Lấy cuống cụm hoa thốt nốt nướng nóng, vắt lất nước, thêm ít đường, uống vào buổi sáng, mỗi lần khoảng 100ml, uống trong vài ngày vào buổi sáng có thể ra giun.
Cách làm Đường Thốt Nốt

Thông thường, mùa khai thác nước thốt nốt và nấu đường khoảng 6 tháng, nếu năm nào nắng kéo dài thì thời gian thu hoạch, chế biến lại tăng lên. Cứ hễ nắng gắt chừng nào thì nước nấu cho nhiều đường chừng đó. Đã trở thành thông lệ, để bắt tay vào vụ làm ăn mới, người làm nghề này phải lo sắm sửa đồ đạc đầy đủ: Tre làm thang leo, keo nhựa đựng nước, dự trữ trấu hoặc lá cây làm chất đốt, kiểm tra nồi, lò tươm tất…
Công nghệ làm đường thốt nốt cũng lắm công phu và tùy theo tay nghề của người thợ mà chất lượng đường có thể khác nhau. Đường thốt nốt nấu bằng nước tiết ra từ những vết cắt ở bông cây thốt nốt, chứ không phải từ nước trong trái thốt nốt. Tuy nhiên, mỗi cây thốt nốt chỉ có khoảng 2 – 3 bông cho nước tốt, phần còn lại sẽ chờ thu hoạch trái.
Hái thốt nốt đòi hỏi sức khỏe, sự dẻo dai, khéo léo nên công việc này thường dành cho cánh đàn ông trung niên. Vất vả là thế nên mọi người ở đây vẫn thường hay nói với nhau, đây là nghề “ăn dưới đất, làm trên trời”. Để lấy được nước, nông dân dùng những cây tre dài, có nhiều nhánh làm thang leo. Khi lên đến ngọn cây, người ta cắt phần ngọn những cuống hoa, sau đó dùng can nhựa hứng nước. Trước đây, thường dùng ống tre gai, ống to, giao lóng để hứng nước thốt nốt, nhưng ngày nay không còn dùng ống tre nữa, mà thay vào đó là thùng nhựa loại nhỏ để nhẹ công mang lên cây. Nếu cây cho nước tốt thì mẻ đường sẽ thơm ngon, dễ đánh, màu sắc đẹp, có thể dùng để đổ đường tán (đường cục). Nếu ít nước hoặc nước không trong thì chỉ dùng để nấu đường chảy.
Hàng ngày, nông dân phải canh thời gian hoa cho nước thích hợp để trèo lên cây cất nước. Sau khi lấy nước, thợ tiếp tục dùng dao cắt một khoanh tròn mới ở phần đầu hoa bỏ đi và tạo phần nốt cắt mới cho hoa để tích nước tiếp.
Xong công đoạn lấy nước thốt nốt đầy vất vả và nguy hiểm, công đoạn nấu đường cũng lắm gian nan. Thường mỗi lần lấy nước xong, trong vòng 24 giờ phải thắng đường, để lâu hơn sẽ bị chua. Người ta đắp lò đất, đặt chảo to rồi đổ nước thốt nốt vào nấu. Nước thốt nốt được cho vào 1 cái chảo lớn, nấu khoảng 4 giờ là cô đặc lại thành đường chảy.Những người có kinh nghiệm chỉ cần nếm nước thốt nốt là biết được hàm lượng của đường bên trong, đồng thời có thể tính được số lượng vôi thêm vào để khử độ chua của đường. Sau khi cô đặc đạt yêu cầu, chảo được nhắc ra khỏi lò, khuấy liên tục để còn màu vàng tươi đặc trưng của đường thốt nốt.
Quá trình nguội dần của đường trong tự nhiên cũng là lúc mà chúng kết tinh lại thành những tinh thể mịn. Nếu cắn thử một miếng đường thì cảm giác của vị ngọt và béo của những hạt đường thốt nốt tan bên trong miệng sẽ là một hương vị khó quên của những khách phương xa.
Thưởng Thức Đường Thốt Nốt

1. Đường thốt nốt làm mát họng, thanh hông nên bạn bi đau cổ họng. Các mẹ và bé khi thấy đau cổ họng và hong khô rát khó chịu thì hãy ngậm một cục nhỏ khoảng 20g đường thốt nốt vào miệng các bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay.
2. Đường thốt nốt hòa với nước mắm ngon, thêm quả ớt đỏ, chấm xoài xanh … nhấm nháp chẹp chẹp cực ngon… chảy cả nước dãi.
3. Dưa gang cắt lát vừa, bỏ hạt, ướp đá 5 – 10 phút ăn với đường thốt nốt ngon tuyệt vời.
4. Đường thốt nốt làm bánh Gang. Từ xưa ông bà ta đã biết dùng đường thốt nốt làm bánh bằng nồi gang và lo than nên nó có tên gọi là bánh gang. Loại bánh này chỉ dùng trứng, đường thốt nốt và nước không dùng bột nên bánh rất mềm và dẻo.
5. Đường thốt nốt làm nộm đủ, món này mà thiếu đường thốt nốt thì không bào giờ ngon và hoàn hảo được.