Nếu muốn tìm một món nước cho nhũng ngày lành lạnh khi ghé Vĩnh Long thì lẩu gà nòi là lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Gà được thả vườn nên dai và ngọt thịt. Món lẩu gà nòi nấu chỉ cần vài cây sả, đậu phộng là đã làm người ta mê đắm rồi. Thêm sắc xanh cho món lẩu là tần ô, cải ngọt, kèo nèo, mồng tơi. Ăn kèm lẩu gà nòi bún, mì và nước mắm ớt hoặc nước mắm sả bằm.
Cùng Trùm đi bắt gà làm món Lẩu gà nòi nức tiếng Vĩnh Long nhé.
Lẩu Gà Nòi – Hơi ấm ngày Đông

Tuy cách làm đơn giản nhưng loại lẩu này có mùi thơm rất quyến rũ, nước súp nóng ngọt lịm, thịt gà nòi ít mỡ, săn chắc, cộng thêm hương vị rau cải tạo sự khoái cảm đặc biệt. Dân sành điệu thường uống rượu đế với món ăn này ở các quán bình dân nằm cạnh bờ sông hay dưới tán cây râm mát của các quán vỉa hè.
Gà mua về chặt ra từng miếng vừa ăn, chặt sao cho miếng thịt luôn có 3 phần da, thịt, xương liền nhau; tất cả trộn đều với sả, ớt bằm nhuyễn, thêm gia vị như muối, tiêu, đường, bột ngọt và một ít rượu trắng và nghệ để thịt có mùi thơm và màu vàng bắt mắt. Trong thời gian để thịt ngấm đều, ta bắc nồi nước dừa có củ cải trắng và cọng sả đập dập lên bếp đun sôi, để củ cải chín nhừ và sả tỏa mùi thơm, cho tất cả thịt đã ướp vào nồi. Canh chừng sao cho thịt vừa chín tới thì tắt bếp, múc nước và thịt ra nồi nhỏ đặt trên lò than hoặc bếp gas mini.
Khi ăn phải để lửa liu riu, cho thêm vào nồi tàu hũ trắng. Ăn kèm với lẩu là mướp non cắt thành khoanh tròn, cải bẹ xanh, rau muống, hành cọng. Khi ăn mới cho rau vào, không để rau nhừ kém ngon. Nước chấm thường là muối ớt chanh, nhưng đôi khi cũng được dùng với chao.
Cách Làm Lẩu Gà Nòi Thơm Ngon

Nguyên liệu nấu lẩu gà hầm sả cần có
Gà: 1 con (con to hay nhỏ bạn lựa chọn tùy thuộc vào số lượng người ăn)
Sả cây
Sate ớt
Tỏi
Gia vị gồm: Hạt nêm, đường, muối, nước mắm
Rau ăn lẩu gồm: Rau mồng tơi, mướp, rau cải đắng, nấm…(có thể lựa chọn loại rau bạn thích)
Bún tươi hoặc mì gạo, mì tôm…
Cách Nấu Gà Nòi Hầm xả ớt
Thịt gà: Bạn đem rửa sạch (có thể dùng muối xát để khử mùi hôi) rồi chặt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó cho sate ớt + mắm + muối + đường + hạt nêm vào ướp cùng.
Sả cây: Đem rửa sạch, đập dập rồi cắt thành từng khúc.
Rau ăn kèm lẩu: Nhặt và rửa sạch, cắt khúc vừa ăn rồi để cho ráo nước.
Nấu nước dùng lẩu gà hầm sả
Đặt nồi lên trên bếp, cho dầu ăn vào, đun sôi lên rồi cho tỏi băm vào phi thật thơm rồi đổ khoảng 2 lít nước lọc vào trong nồi, cho sả đã đập dập + sate ớt + nêm gia vị gồm: đường, muối, hạt nêm, nước mắm vào sao cho vừa ăn là được.
Đậy vung đun cho đến khi nước dùng sôi lên thì các bạn cho phần thịt gà đã ướp vào nồi.
Trình bày và thưởng thức lẩu gà hầm sả
Các bạn dọn nồi, bếp cùng với các loại rau ăn lẩu ra và tiến hành thưởng thức giống như các món lẩu thông thường.
Bạn cũng có thể chuẩn bị cho riêng mình những bát nước mắm chấm hoặc muối tiêu chanh (tùy từng sở thích mỗi người) để chấm thịt gà và rau sẽ rất ngon miệng.
Mách nhỏ
Với những món lẩu ngọt, các bạn nên chọn các loại rau ăn lẩu có vị ngọt để làm tăng thêm vị ngon của món lẩu như: rau mùng tơi, mướp,…
Nếu bạn muốn nồi nước lẩu có màu đẹp và hấp dẫn thì các bạn có thể cho 1 ít nghệ vào ướp vớt thịt gà. Như vậy là các bạn sẽ có ngay được mồi nồi nước lẩu đẹp mắt nhé.
Thưởng Thức Lẩu Gà Nòi Vĩnh Long

Vào những ngày cuối đông ngồi bên mâm cơm với món lẩu gà nòi nghi ngút khói. những người con Vĩnh long không khỏi bồi hồi thưởng thức cùng gia đình món ngon ấm áp chan chứa tình thương và hạnh phúc. Món lẩu gà nòi ngon nhất khi ăn nóng cùng với các gia vị chín tới và không để ninh quá kĩ. Nếu có dịp hãy cố gắng đặt chân đến nơi đây để thưởng thức hương vị đặc biệt này nhé.
Món lẩu gà nòi tuy nấu đơn giản nhưng vị ngọt của gà, hương thơm của sả và cái béo béo của đậu phông làm người ta nhớ mãi. Nếu có dịp ghé Vĩnh Long bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món này nhé. Chúc các bạn ngon miệng.