Hầu như ai sống ở Sài Gòn đều có đôi lần nghe đến món phá lấu. Món ăn có nguồn gốc từ người Tiều này quen thuộc đến nỗi nhắc đến là người ta có thể hình dung ra ngay.
Hôm nay cùng Trùm đi ăn Phá Lấu xem có gì ngon không nhé.
Phá Lấu Sài Gòn – Độc Đáo Khó Quên

Phá lấu xuất phát từ tiếng Tiều Châu, Trung Quốc khi mô tả một món đặc sản của vùng đất này. Tuy nhiên, món ăn này theo thời gian cũng trở nên phổ biến với người dân Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Nam. Phá lấu thường sử dụng các loại nội tạng của một số loại gia súc như bò, heo hay gà, vịt để nấu chung lại, tạo nên một hương vị rất đặc trưng.
Các nguyên liệu như thịt, nội tạng sẽ được tẩm ướp bằng các gia vị như ngũ vị hương, rượu cồn cao, hạt tiêu, muối tinh hay tỏi,… cùng với đó là các gia vị tăng độ cay từ đó loại bỏ đi những mùi tanh, hôi của nội tạng. Trong quá trình nấu, người đầu bếp có thể nêm nếm thêm những gia vị khác sao cho vừa miệng tùy khẩu vị cũng như cách thức của mỗi người. Ăn kèm phá lấu còn có một số loại thực phẩm như bánh mì, dưa leo, rau ngò, cà rốt, củ cải trắng, dưa chua. Có thể chấm phá lấu cùng nước mắm ngọt hoặc nước tương để tăng hương vị.
Cũng do nguyên liệu chính của phá lấu là nội tạng động vật, thế nên độ vệ sinh của món ăn này luôn là một câu hỏi được nhiều người rất quan tâm. Xét về dinh dưỡng, các loại nội tạng này chứa một hàm lượng protein khổng lồ rất tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên, nội tạng để nấu phá lấu sẽ luôn phải được sơ chế một cách sạch sẽ và cẩn thận nhất nếu không sẽ xuất hiện mùi hôi khá khó chịu dù được ướp bất cứ loại gia vị nào đi nữa. Bên cạnh đó, tại các cửa hàng đường phố hiện nay, các loại nội tạng này thường không rõ nguồn gốc xuất sứ và không thông qua quy trình vệ sinh chặt chẽ rất dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi vậy, nếu muốn thưởng thức phá lấu, hãy tìm tới các địa chỉ thực sự uy tín hoặc tự mình chế biến bạn nha.
Cách Nấu Phá Lấu Ngon

Nguyên liệu làm phá lấu bò
Lòng bò, sách bò, lá nách: 500 gram
Dừa tươi nạo sợi: 500 gram, nước dão dừa: 300 ml
Bánh mì: 250 gram
Rau gia vị: gừng, tỏi, giềng băm nhuyễn mỗi thứ 20 gram
Gia vị chế biến: hạt nêm, muối ăn, nước mắm, xì dầu, ớt bột, ngũ vị hương.
Hoa quế, hoa hồi: 20 gram
Lá cari: 20 gram
Chanh tươi: 3 trái
Cách nấu phá Lấu ngon:
Bước 1:
Bạn cho các loại nội tạng trên nguyên liệu vào một chậu lớn
Pha một chút nước muối loãng vào rồi rửa tất cả cho thật sạch.
Bạn nên làm như vậy từ 2 đến 3 lần cho tới khi nước rửa trong lại là được.
Riêng đối với gan heo, bạn chú ý nhẹ tay để không làm nát gan. Lưỡi heo thì bạn cạo sạch phần trắng và cũng rửa sạch với nước muối như vậy.
Bước 2:
Bắc một nồi nước lên bếp, cho vào nồi vài lát gừng tươi, rượu trắng và giấm gạo cùng một chút muối tinh vào.
Bật bếp với mức lửa to để nước sôi lên thì thả toàn bộ nội tạng đã vệ sinh sạch sẽ vào chần qua.
Đun như vậy trong khoảng 3 phút thì vớt nội tạng ra để nguội và ráo nước. Một mẹo nhỏ là sau khi vớt nội tạng ra, bạn có thể chon ngay chúng vào nước lạnh để nội tạng săn lại.
Bước 3:
Lần lượt xếp các miếng ra thớt rồi dùng dao sắc thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Cho tất cả vào một bát tô cùng các gia vị là tỏi băm, đường cát, hạt tiêu, bột màu gạch tôm, ngũ vị hương và muối tinh. Dùng đũa trộn thật đều lên và để ướp trong khoảng 15 đến 20 phút cho nội tạng ngâm kĩ gia vị.
Bước 4:
Lột bỏ phần vỏ già của củ sả rồi cho xả vào nồi.
Bắc nồi lên bếp, vặn to lửa rồi đảo cho sả nóng lên và có mùi thơm.
Sau khi thấy đã có mùi thơm, bạn cho toàn bộ phần nội tạng vừa ướp vào nồi, đảo đều tay trong khoảng 3 phút.
Sau khi các nguyên liệu đã ngả màu vàng, bạn rót nước dừa vào nồi sao cho ngập nội tạng cùng sả. Vặn to lửa và đun sôi liu riu trong khoảng 45 phút đến 1 giờ đồng hồ.
Bước 5:
Sau khi nồi đã sôi kĩ trong thời gian trên, bạn đổ thêm nước cốt dừa vào và đun tiếp khoảng 10 đến 15 phút nữa.
Tắt bếp và múc ra đĩa lòng sâu hoặc bát tô.
Bước 6:
Với mắm me ăn kèm, bạn cho vào một bát nhỏ đường cát, nước cốt me, nước mắm rồi khuấy lên cho thật đều.

Và đó là toàn bộ các bước trong cách nấu phá lấu Sài Gòn ngon chuẩn vị nhất. Tuy việc chuẩn bị nguyên liệu và chế biến của món ăn này tương đối phức tạp, thế nhưng một điều không ai có thể phủ nhận đó là hương vị của món ăn này luôn rất tuyệt vời và có thể coi là niềm tự hào của ẩm thực Sài thành.
Thật ra phá lấu là một hình thức tận dụng nội tạng của heo để nấu thành một món ăn hoàn chỉnh. Thế nhưng những nồi phá lấu thu hút người ta không chỉ có thế. Phần nước dùng là sự pha chế giữa các vị của quế chi, đại hồi, bát giát, ngũ vị hương. Nồi phá lấu chính gốc của người Tiều có thể để được cả năm, cứ cạn họ lại thêm nước và muối vào là dùng được.
Phá lấu ở Sài Gòn có rất nhiều biến tấu tuy nhiên được ưa chuộng nhiều có lẽ vẫn là mỳ gói phá lấu và bánh mỳ phá lấu.