Ngày nay, cây trúc đã không còn phổ biến tại vùng Thất Sơn, An Giang; chỉ còn một số ít nhà vẫn bảo tồn được cây trúc. Vì vậy, các bạn hoàn toàn có thể đến tham quan và chiêm ngưỡng cây trúc, thưởng thức những món chế biến từ lá và trái trúc nhưng không được mua về.
Cùng Trùm đi hái trái Trúc nổi tiếng An Giang nhé.
Quả Trúc Thất Sơn – Trái lạ miền quê

Quả trúc từ lâu đã được nhiều người biết đến như một loại quả đặc sản của vùng núi Thất Sơn (An Giang). Cây trúc ở vùng Bảy núi này nhìn gần giống như cây chanh nhưng vỏ ngoài thì sần sùi. Lá trúc to hơn lá chanh và vị của nước quả trúc thì chua hơn vị nước của chanh.
Cây trúc gần giống cây chanh, cây cho quả có lớp vỏ xù xì và nước cốt chua hơn nước chanh. Bên cạnh đó, lá trúc cũng to hơn lá chanh, mùi nồng hơn lá chanh và vị cũng gắt hơn. Lá và quả trúc còn là những nguyên liệu đặc biệt và rất quan trọng trong một số món đặc sản vùng An Giang.
Về sóc Tà Hu, ấp Tô Thuận và xã Núi Tô (Tri Tôn) hiện còn có một số nhà còn bảo tồn cây trúc bởi cây này hiện không dễ tìm. Nhiều năm gần đây, khi phong trào chơi cây cảnh phát triển, nhiều người đã săn lùng cây trúc cổ thụ khiến cho giống cây này chỉ còn lại những cây nhỏ.
Ở sóc Tà Hu, có lẽ chỉ còn nhà ông Chau Runl là còn giữ được cây trúc độ 10 năm tuổi. Người đàn ông này vẫn lưu giữ cây trúc với lý do dùng làm thuốc và cho bà con trong sóc nấu các món ăn truyền thống.
Trước đây trong xóm này, nhiều gia đình thường trồng vài cây trúc trước sân để lấy quả hoặc lá nấu ăn. Chỉ cần bứt một lá trúc rồi vò nhẹ đưa lên mũi ngửi bạn sẽ cảm nhận được hương trúc thơm ngây ngất.
Thưởng Thức Quả Trúc

Trái trúc là loại cây sống ở vùng đồi núi cùng họ với chanh, trái có vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu. Thông thường trồng cây trúc từ 5 đến 8 năm mới cho trái, một năm một lần vào mùa mưa, năng suất rất thấp khoảng 150-200 trái mỗi cây, từ 8 đến 10 trái một kg.
Tháng 5 là giai đoạn đầu mùa nên giá bán rất cao, từ 100.000 đến 120.000 đồng một kg, gấp nhiều lần so với giá chanh. Thời điểm nghịch vụ, vào những tháng nắng giá lên 130.000 -140.000 đồng một kg.
Cây rất dễ trồng, không cần chăm sóc vẫn phát triển tốt, bình quân một cây cho thu nhập gần 2 triệu đồng. Thời điểm này không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường

Địa Điểm thưởng thức
Nhà hàng Bảo Giang 2 có món gà hấp lá trúc, nhà hàng năm tại Đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể về sóc Tà Hu, ấp Tô Thuận và xã Núi Tô (Tri Tôn) để chiêm ngưỡng và thưởng thức đặc sản được chế biến từ lá và trái trúc do người dân địa phương chế biến.
Hiện nay, phong trào chơi cây kiểng ngày một phát triển, một số người thích sưu tầm trúc cổ nên về vùng núi này đa số chỉ còn những cây trúc nhỏ. Trước đây, người dân ở Thất Sơn thường trồng cây trúc ở trước nhà để lấy quả và nấu ăn. Hái một lá trúc, vò nhẹ đưa lên mũi là chúng ta có thể ngửi thấy hương thơm nồng nàn từ loại cây đặc trưng này.