Rau dớn hay còn gọi là dớn rừng, thái quyết là một loài thuộc họ dương xỉ. Thoạt nhìn thì cũng không khác rau (đọt) choại ở miền xuôi là bao. Cùng HungryPanda tham khảo món ngon này nhé.
Rau Dớn – Đặc Sản Núi Rừng

Rau dớn thường mọc ở ngách đá, khe núi và có mặt quanh năm ở Yên Bái. Tuy nhiên thứ này vẫn được cho là tươi ngon nhất là vào mùa mưa. Rau dớn dồi dài chất dinh dưỡng nên thường được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Từ xào, luộc, nấu canh đến cầu kỳ như gỏi rau dớn tôm thịt, rau dớn xào rắc mắc khén, rau dớn dòn cá niên hoăc có thể ăn kèm các món nước. Tuy nhiên món rau dớn luộc vẫn được ưa chuộng hơn cả vì độ giữ nguyên vị của rau.
Người ta thường sử dụng những ngọn xanh non cuộn tròn lại như vòi voi xanh mướt mát. Đặc trưng của rau dớn là có vị hơi nhớt nên khi chế biến người ta thường phải chần sơ qua nước sôi. Bữa cơm thêm đẹp mắt vì có sự xuất hiện của đĩa rau dớn và đưa cơm đến nỗi người khách ăn hoài cũng chẳng biết no.
Công Dụng Cây Rau Dớn

Rau dớn được sử dụng làm rau ăn ở nhiều nơi. Người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, cũng có thể dùng ăn sống.
Khi thu hái để làm rau ta chỉ ngắt những ngọn non cong cong như cái vòi voi, dài chừng một gang tay. Rau dớn có vị hơi nhơn nhớt, bởi vậy trước khi chế biến món ăn phải trụng sơ qua với nước sôi. Rau dớn luộc chẳng kén nước chấm, chỉ cần chén nước mắm thật ngon, cho thêm vài ánh tỏi giã giập, vài lát ớt hiểm là đủ.
Dớn xào thêm ít hạt hạt tiêu rừng thơm lựng chỉ thoáng ngửi thôi đã thấy thèm. Rau dớn trụng nước sôi để ráo, đảo sơ qua trên chảo với tỏi giã giập, dầu đậu phộng, rồi bắc xuống cho thêm muối, đường, hạt tiêu, chanh, ớt… trộn thật đều rồi nếm thử, thực khách sẽ ngây ngất vì những cọng rau giòn giòn đậm đà vị chua, cay, mặn, ngọt…
Không chỉ ngon, theo các thầy thuốc đông y, rau dớn còn là loại rau có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón.
Cách Trồng Cây Rau Dớn
Giống gây trồng chủ yếu là lấy cây con mọc tự nhiên hay tách từ các bụi lớn
Rau dớn là loại cây thích sống nơi ẩm ướt, vì thế thường trồng rau dớn cạnh bờ ao, hồ…thường xuyên làm vệ sinh xung quanh gốc sạch sẽ, cắt bỏ lá già để tang khả năng ra chồi của rau.
Thưởng Thức Rau Dớn

Rau dớn xào tỏi:
Nguyên liệu cho 4 người ăn
Rau dớn 500g
Tỏi 1 củ
Muối, đường, hạt tiêu, nước mắm
Đậu phộng rang giã giập
Thực hiện:
Rau dớn chọn những phần tươi non, ngắt khúc vừa ăn rồi rửa sạch.
Luộc rau sơ qua nước sôi rồi vớt ra để ráo.
Cho tỏi đập dập vào chảo dầu đun sôi trên bếp đến khi tỏa mùi thơm thì cho rau vào và dùng đũa đảo đều.
Cho ít gia vị: muối, đường, bột ngọt… và thêm ít tỏi giã dập, nêm cho vừa ăn rồi nhấc xuống khỏi bếp khi rau vừa chín.
Gắp ra đĩa, trang trí và rắc đậu phộng lên trên.
Đĩa rau xào với màu xanh mướt của rau dớn điểm thêm màu trắng của tỏi trông như gọi mời, có thể chấm với muối ớt hay với nước mắm chua ngọt đều ngon
Tham Khảo Thêm làm Nộm Rau Dớn:
Rau dớn trộn tôm thịt:

Nguyên liệu:
500g tôm tươi
200g thịt ba chỉ
rau dớn
hành khô, tỏi, lạc rang.
Gia vị cần thiết khác
Thực hiện:
Bước 1:
Thịt ba chỉ rửa sạch thái nhỏ hạt lựu rồi ướp với nước mắm, hành khô băm nhỏ để cho ngấm gia vị.
Tôm rửa sạch, bóc vỏ
Bước 2:
Rau dớn bỏ luộc qua cho mèm, vớt ra rổ để ráo nước
Bước 3:
Cho thịt ba chỉ, tôm và xào chín tới rồi múc ra bát
Phi thơm tỏi rồi cho rau dớn vào đảo đều tay, cho thêm gia vị cho vừa ăn, khi rau gần được thì cho thịt và tôm vào chảo đảo đều đến khi chín hẳn. Nêm các gia vị cho hợp với khẩu vị cả nhà.
Bước 5:
Khi múc rau dớn ra đĩa chuẩn bị bê lên thì cho lạc rang giã nhỏ lên bên trên để món ăn thơm ngon hơn.
Trong Đông y, rau dớn được cho vào hàng thảo dược quý với nhiều công dụng. Người miền núi quý rau dớn như một loại thực phẩm quý. Ví như người Cơ tu vào mùa xuân họ xem rau dơn như loại thức ăn chính. Còn đối với một số dân tộc khách họ xem dớn mà vua của các loại rau. Vì thế không khó để tìm thấy rau dớn trong các dịp lễ hội hay các dịp lễ lộc quan trọng của họ. HungryPanda chúc các bạn ngon miệng.