Đến Bà Rịa – Vũng Tàu, bên cạnh các món thơm ngon hấp dẫn thì còn một thứ đặc sản du khách không nên bỏ lỡ đó chính là rượu áp xanh.
Thành phố biển nhộn nhịp Vũng Tàu cuốn hút những vị khách du lịch đến từ nhiều nơi bởi các bãi biển xinh đẹp, bởi các món ăn ngon và hấp dẫn và còn bởi rượu Áp Xanh. Một thức uống lạ từ cái tên đến màu sắc lẫn hương vị đã khiến bao người tò mò và quyết tâm đến Vũng Tàu để thử và rồi bị mê hoặc. Cùng biệt thự Vũng Tàu tìm hiểu về rượu Áp Xanh Vũng Tàu để cảm nhận độ “say” của nó nhé! Hôm nay cùng trùm đi khám phá đặc sản này nhé.
Rượu Áp Xanh – Hương Vị Cổ Truyền
Rượu áp xanh, một tên gọi nghe là lạ làm khơi dậy sự tò mò và chắc hẳn sẽ có rất nhiều người muốn được 1 lần nếm thử bởi loại rượu này còn có công dụng đặc biệt như một vị thuốc quý.
Để pha ra được loại rượu áp xanh này đúng chuẩn thơm ngon, người dân địa phương phải lựa chọn những loại nếp ngon nhất tại vùng này, vừa thơm lại vừa dẻo. Men rượu sau khi ủ xong sẽ có hương hòa quyện giữa rượu và nếp mùi vị giống như mùi mật.
Theo như lời của một người dân lớn tuổi trong vùng kể lại: “Đây là rượu quý, không phải loại đại trà, không phải là thứ rượu để kinh doanh mà chỉ để tặng, biếu người thân, người quý nên người ta không nấu nhiều và thường xuyên như các loại rượu trắng khác. Hơn nữa, để nấu loại rượu này theo phương pháp gia truyền, đúng bài bản thì không phải ai cũng làm được. Những nguyên liệu quý, những nguyên liệu bí truyền của người xưa bây giờ không mấy ai còn nhớ và tìm được nữa”.
Cách nấu rượu Áp Xanh
- Để pha chế được lọ rượu Áp Xanh ngon, trước tiên người nấu phải dùng loại nếp ngon nhất, hảo hạng của địa phương. Gạo nếp được chọn là gạo từ lúa mới để cho hạt gạo vừa thơm lại dẻo. Gạo nếp nấu rượu Áp Xanh được nấu theo kiểu nấu xôi, đồ hoặc nấu lên sao cho hạt nếp chín đều mà không bị cháy.
Hình ảnh Rượu Áp Xanh Vũng Tàu men say nồng nàn từ thành phố biển. - Sau khi nấu được rỡ ra và trải mỏng thật đều trên tấm bạt và để nguội. Cũng như công thức nấu rượu bình thường khác, khi xôi nguội thì bắt đầu rắc men rượu lên và được ủ với nhiệt độ ổn định.
Mùa hè để ở chỗ thoáng mát, còn mùa đông phải ủ thêm các lớp vải để đảm bảo nhiệt độ đủ để lên men rượu có độ chuẩn. Men rượu sau đạt tiêu chuẩn là khi ủ phải có hương thơm của rượu và gạo nếp quyện vào nhau gần giống mùi mật. - Công đoạn này thì chưa ra được rượu Áp Xanh Vũng Tàu đâu nhé mà còn công đoạn nữa là pha chế rượu với thang thuốc gia truyền. Người ta chỉ biết rằng trong thang thuốc đó có chừng bảy vị thuốc và việc bốc thuốc là nghề “cha truyền con nối” nên không tiết lộ ra ngoài.
Thang thuốc mua về đem ngâm cùng rượu nếp vài ngày là có thể uống được. Điều đặc biệt là khi ngâm cùng thang thuốc bí truyền cùng rượu thì rượu sẽ chuyển sang màu xanh, uống có mùi vị thơm nồng, để càng lâu rượu càng thơm ngon.
Cách làm rượu Áp Xanh
Dùng cây khô sắc uống: Liều dùng khoảng 15g/ngày sắc nước uống trong ngày
Dùng ngâm rượu: 1kg lá, thân cây phơi khô trong bóng dâm, ngâm với khoảng 5 lít ~ 6 lít rượu 40 độ. Ngâm trong khoảng 1 tháng trở lên là dùng được. Liều dùng 2 ly ~ 3 ly nhỏ/ngày, rượu áp xanh có màu xanh lá cây, vị đắng, là một loại rượu rất đặc biệt…
Ở các nước Châu Âu, Mỹ còn dùng cây này chiết lấy cồn, dùng trong thực phẩm, đồ uống và pha chế rượu absinthe (Một loại rượu đặc biệt có màu xanh ngọc) (2).
Ở nước ta, rượu áp xanh là một đặc sản nổi tiếng tại huyện Đất Đỏ – Bà Rịa Vũng Tàu. Loại rượu nức tiếng một vùng, nhiều người muốn tìm mua loại rượu này cũng không đề dễ, bởi sự nổi tiếng và mùi vị độc đáo của nó.
Rượu Áp Xanh với công thức nấu cổ truyền kết hợp với các vị thuốc quý mang lại một đồ uống không chỉ là đặc sản của tỉnh Vũng Tàu mà còn bổ dưỡng cho sức khỏe nếu bạn biết uống theo giờ giấc, đủ liều lượng nhất định.
Vậy nên, có cơ hội đi ngang qua vùng Bà Rịa – Vũng Tàu, mọi người nhớ ghé qua tìm mua vài bình rượu áp xanh về dùng hoặc biếu tặng người thân để thưởng thức được hết cái vị ngon quý của loại rượu này.